<--------->

Wednesday, May 15, 2024

047 Paṭṭhāna - HT Sán Nhiên giảng ngày 18 tháng 2, 2023

047 Paṭṭhāna

 HT Sán Nhiên giảng ngày 18 tháng 2, 2023  


Minh Hạnh đã nghe để học và, xin ghi chép tóm tắt theo sự hiểu của chính mình từ video giảng "047 - Paṭṭhāṇa" do HT Sán Nhiên giảng. Minh Hạnh xin chia sẻ đến qúi Thiện Tri Thức, nếu có gì sai sót xin lượng tình tha thứ, xin từ bi chỉ dạy, Minh Hạnh vô vàng cảm tạ. 

Con xin thành kính cảm tạ ơn HT Sán Nhiên đã thuyết giảng bài pháp rất hữu ích để chúng con tu tập. Cũng xin chân thành cảm ơn đến qúi anh chị trong ban Hoằng Pháp của Trung Tâm Việtnamese American Mahasi Meditation Center.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến tất cả Chư Thiên, Vua Trời Đế Thích, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo. Nguyện cho vợ chồng con và các con cháu đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí.

Namo Buddhaya

Minh Hạnh

Trên biểu đồ 

Ngũ Song Thức nằm hàng thứ tư.

Ngũ song thức, 5 đôi thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức có đôi là thiện, bất thiện. Quả bất thiện trước rồi quả thiện, quả vô nhân. Đó là ngũ song thức. Tức là 5 đôi thức dị thục quả vô nhân gồm có đôi thứ nhất là nhãn thức, đôi thứ 2 là nhĩ thức, đôi thứ 3 là tỷ thức, đôi thứ 4 là thiệt thức, đôi thứ 5 là thân thức. kế bên là Tiếp Thâu, Thẩm Tấn.

Bốn cái đầu là Xả Thọ, tiếp xúc nó không có đụng, còn phần ngũ song thức tiếp xúc có đụng cho nên mới ra Khổ Thọ, và Lạc Thọ, vì nó đụng vô người.

Thí dụ như thân mình đụng vô cây gai thì đó là Khổ Thọ, đụng vô miếng bông gòn là Lạc Thọ nó êm ái mềm mại không đau nhức, thì nó là lạc thọ.

 Còn như con mắt của mình thâu cảnh sắc mình ghi nhận thì mới tiếp xúc được thì mới tiếp thâu được, chứ con mắt mình mà cái gì đập vô cái bộp thì đó không phải là nhãn thức nữa mà là thân thức thọ khổ, tại vì nó đập vô mắt mình choáng váng rồi đâu còn thấy gì nữa. Nên nhãn thức là bắt cảnh mà không tiếp xúc, nó là xả thọ, nó không có một cái gì là cảm thọ hết, nó giữ trạng thái quân bình, tâm xả thọ là quân bình, không có vui, không có buồn, không có khổ, không có khó chịu. 

Nhãn thức bắt cảnh không tiếp xúc.

Nhĩ thức bắt cảnh không tiếp xúc.

Tỷ thức bắt cảnh không tiếp xúc.

Thiệt thức bắt cảnh không tiếp xúc.

Tức là nó có trạng thái bình thản, nhất là nhãn thức và nhĩ thức không được tiếp xúc, nếu mà tiếp xúc thì không hay. Âm thanh là phải bên ngoài rồi gió đưa tới, hay có khoản cách đưa vô màn nhĩ của mình thì mình mới nghe, chứ âm thanh mà đập vô tai mình thì là thân thức thọ khổ chứ không phải là nhĩ thức thâu âm thanh.

Nên Ngũ Song Thức là 5 đôi thức, thuộc về Tâm Vô Nhân Ahetuka Citta 

Tâm Vô Nhân Ahetuka Citta chia làm 3 gồm có 18:

- 7 Quả Bất Thiện (không cần ghi Vô Nhân)

- 8 Quả Thiện Vô Nhân

- 3 Duy Tác Vô Nhân

7 Quả Bất Thiện và 8 Quả Thiện Vô Nhân cộng lại thành 15 Quả.

Còn 3 Duy Tác Vô Nhân thì mình phải nhớ là Duy Tác đằng sau có chữ Vô Nhân. Và còn có Duy Tác Hữu Nhân

Duy Tác Hữu Nhân chỉ dành cho vị Alahan thôi, bậc vô sinh mới có. Duy Tác Vô Nhân thì phàm có Thánh có.

Tâm Khai Ngũ Môn mở cửa lộ ngũ. Tâm Khai Ý Môn mở cửa lộ ý. Hai tâm này phàm được, Thánh được.

Tâm Tiếu Sinh là tâm nở nụ cười của bậc Alahan, thì tâm này là tâm Duy Tác duy nhất vô nhân của vị Alahan. Tại vì các quí Ngài nở nụ cười suông thôi chứ không có ý nghĩa. Thí dụ, Đức Phật Ngài hay là các vị Alahan nghe một câu chuyện nào hoan hỉ thì các Ngài nở nụ cười vì họ hiểu, lúc bấy giờ tâm của họ thuộc 4 tâm Duy Tác, Đại Duy Tác là nghe Pháp mà hiểu hay nghe câu chuyện mà hiểu, thì họ sài tâm hỉ thọ này. 

Còn một vị Alahan ở trong phòng nghe ở ngoài hội trường đang bàn thảo Pháp, vị đó hoan hỉ với Pháp, Ngài đi ra và nở nụ cười, nụ cười của Ngài không hiểu nội dung, không hiểu câu chuyện thì Ngài sài tâm Tiếu Sinh.

Thì vị Alahan nở nụ cười suông, đó là vô nhân. Chứ còn ngoài ra các vị Alahan mà nghe câu chuyện, như Đức Phật, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, các Ngài sài tâm hỉ thọ chứ không sài tâm tiếu sinh.

Thì 3 Duy Tác Vô Nhân thì có 2 Tâm Duy Tác Vô Nhân: 

- Thứ nhất là Khai Ngũ Môn là mở cửa lộ ngũ

- Thứ hai là Khai Ý Môn là mở cửa lộ ý

Thì 2 cái này phàm có Thánh có, không bắt buộc. 

Nên nếu có người đặt câu hỏi hàng phàm nhân có sài được tâm Duy Tác không?

Thì câu trả lời là: có, chỉ có 2 tâm Duy Tác Vô Nhân dành cho hàng phàm phu sài được, đó là Tâm Khai Ngũ Môn và Tâm Khai Ý Môn. Còn ngoài ra tất cả các tâm Duy Tác khác đều dành cho Alahan sài, và 3 quả Thánh bậc thấp cũng không sài chỉ dành cho Alahan thôi, 3 quả thấp như là Tu Đà Hườn, Tu Đà Hàm, A Na Hàm, tức là Thất Lai, Nhất Lai và Bất Lai cũng không sài nữa.

Thì cái này gọi là Ahetuka Citta Tâm Vô Nhân tức là tâm này không có 6 nhân tương ưng.

6 Nhân Tương Ưng chia làm 2

- 3 Bất Thiện là Tham, Sân, Si

- 3 Thiện là Vô Tham, Vô Sân, Vô Si

Thì 6 nhân này trong những tâm Ahetuka Citta Tâm Vô Nhân không có cái nào hết, vì nó là cái quả thừa hưởng lại của những tác nhân đã tạo ra nó, do đó họ không có trạng thái thích hay không thích hoặc ghét hay không ghét, họ như cái quả như trái trổ ra, cái hạt thì có giống, nhưng cái quả là thịt cơm thì nó không có giống (thí dụ như trái táo có hạt và thịt cơm của trái táo, thì hạt táo tạo ra giống, nhưng thịt cơm của trái táo thì không có giống).

Thì phần Nhị Đề quyển Paṭṭhāṇa Sư vừa phát ra, trong mấy bài đầu về Nhân thì có nói về những nhân này.

22 Tam Đề và 100 Nhị Đề, tất cả mấy cái này đều là Pháp Hành.

Quyển thứ 3 là 100 Nhị Đề.

Quyển thứ 4 là 22 x 100

Quyển thứ 5 là 100 x 22 

To practice dịch là tu hành, thực hành

có 3 Pháp Thực Hành:

1) Giới

2) Định

3) Tuệ

Nhưng 3 Pháp Thực Hành đứng trên lãnh vực tu thì chia hai:

1) Tu Học

2) Tu Hành

 Khi nói tới thực hành thì không đụng vô chữ Tu. Khi nói chữ Tu thì nó đụng vô cái của mình. Như vậy thì cắt chữ Tu ra 

1) Tu / Học

2) Tu / Hành

Học cái nào thì phải sửa cái đó, gọi là Tu Học.

Hành tới đâu sửa tới đó, gọi là Tu Hành.

Do đó, khi ai nói mình được nghe, hay mình nói người ta mình phải nói cho đúng cái nghĩa cho người ta hiểu mới được. 

Mình hỏi người ta: Bạn ở trong giai đoạn Thực Hành, hay bạn ở trong giai đoạn Tu Học hay bạn đang ở giai đoạn Tu Hành ? Mình cũng hỏi mình luôn.

Như vậy thì, 

1) Pháp Giới

2) Pháp Định

3) Pháp Tuệ

là những Pháp cần phải thực hành.

Đức Phật nói Giới Định Tuệ là Tam Học. 

Mà Tam Vô Lậu Hoặc cũng là Giới Định Tuệ. Ba Pháp Giới Định Tuệ cần thực hành

Vậy thì ở trong giai đoạn mà 3 Pháp cần thực hành là Tam Vô Lậu Hoặc Giới Định Tuệ.

Còn 3 Pháp cần phải học là Tam Học Giới Định Tuệ.

Đây là những Pháp cần thực hành.

Bây giờ qua phần Tu Học, rồi mới qua Tu Hành.

Phần Tu Học.

 Học về Giới, 5 Giới: Giới sát sanh có 5 chi:

Giới sát sanh" có 5 chi:

1) Đối tượng bị hại là sinh vật có thức tánh (pāṇa).

2) Kẻ giết biết rõ đối tượng là sinh vật (pāṇa-saññī).

3) Có tâm sát hại (vadhakacitta)

4) Hành động cố sát (upakkamo)

5) Đối tượng bị chết vì sự cố sát ấy (tenama-raṇaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới sát sanh.

Mình học về giới sát sanh xong mình có sửa không và mình có hành không ?

Học về giới trộm cắp mình có sửa không ?

Học về giới tà dâm mình có sửa không ?

Học về giới nói dối mình có sửa không ?

Học về giới tránh xa các chất say mình có sửa không ?

Cái đó xong mình qua phần Pháp Hành.

Học tới đâu sửa tới đó. Minh mới thấy là việc thực hành thì nghe vậy, mà bước vô cái tu học chưa xong nữa đừng nói tới tu hành.

 Bây giờ mình nói học về giới, thì bắt đầu mình học về 

Các chi phần của giới. 

Giới sát sinh có 5 chi, 

1) Đối tượng bị hại là sinh vật có thức tánh (pāṇa).

2) Kẻ giết biết rõ đối tượng là sinh vật (pāṇa-saññī).

3) Có tâm sát hại (vadhakacitta)

4) Hành động cố sát (upakkamo)

5) Đối tượng bị chết vì sự cố sát ấy (tenama-raṇaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới sát sanh.

Giới trộm cắp có 5 chi:

1- Vật bị lấy là vật có chủ bảo quản (paraparig-gahitaṃ).

2- Kẻ lấy biết rõ là vật có chủ (paraparigga-hitasaññī)

3- Có tâm trộm cắp (theyyacittaṃ)

4- Cố sức lấy trộm (upakkamo)

5- Vật đã bị đem đi khỏi chỗ do sự trộm ấy (tena haranaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới trộm cắp.

 Giới tà dâm có 4 chi, 

1- Đối tượng không nên đi đến (agamanīyat-thānaṃ), tức là người không hợp pháp cho quan hệ tình dục.

2- Có tâm muốn hưởng dục với người ấy (tasmiṃ sevanācittaṃ)

3- Cố gắng hành động (upakkamo)

4- Đã hành động tình dục (maggena maggappa-ṭipādanaṃ)

Hội đủ bốn chi này gọi là phạm giới tà dâm.

Giới nói dối có 4 chi,

 1- Chuyện không thật (atathaṃvatthu) tức là chuyện có nói không, chuyện không nói có.

2- Có tâm muốn nói sai (visaṃvādanacittaṃ)

3- Cố gắng nói sai (tajjo vāyāmo)

4- Người nghe đã tin chắc lời nói đó (parassa tadatthavijānānaṃ)

Hội đủ 4 chi này gọi là phạm giới nói dối.

Giới uống rượu có 4 chi

1- Thức uống là chất say (majjanīyavatthu), tức là nước uống có nồng độ

2- Có tâm muốn uống (Pātukamyatācittaṃ)

3- Cố sức uống chất say ấy (tajjo vāyamo)

4- Đã uống nước say ấy (tassa pānaṃ), tức là dù một giọt rượu nuốt khỏi cổ cũng gọi là uống rượu.

Hội đủ 4 chi này gọi là phạm giới uống rượu.

Tới phần tạo tác mình phải học gồm:

- Ý

- Ngữ

- Thân

Nhưng phần giới sát sinh, mình không giết, nhưng ý mình có ý muốn giết là ý mình có, người ta giết người ta có thân hành động. Thì khi mình có ý muốn giết mình phải sửa liền.

Phần tạo tác từ ý từ lời từ thân mình phải ngừa hết thì mới là sửa. Học là bác học, kiến thức uyên bác đả thông hết, nhưng thân cũng vậy, ý cũng vậy, ngữ cũng vậy, cứ thả lỏng buông thả, không có học không có sửa gì hết, học xong rồi không có sửa

 Mình đang ở phần giới, chưa qua phần tu hành. Học tới đâu sửa tới đó thì mình mới thấy là chỉ học phần giới cũng chưa xong, rồi sửa về giới mình cũng không vững, rồi tác ý tạo ra việc học này, tác ý tạo ra cái giới này mình phải học rồi mình phải sửa thì mới có nghĩa cái gì mình đang thực hành, làm cái gì mình cũng có thực hành.

Vậy thì từ khi tu học về chi phần của giới thì mình phải sửa cái ý của mình, sửa cái lời của mình, sửa hành động thân của mình không cho sai trật.

Vậy thì khi mình học cái đó rồi bắt đầu qua phần tu hành.

Khi Đức Phật Ngài sắp viên tịch Nip-bàn tại vườn Kursinara, Ananda hỏi: Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn viên tịch, chúng con lấy cái gì nương ?

Đức Phật nói: Lấy giáo pháp làm nương tựa, tự thắp đuốc lên đi, tự xem mình là hòn đảo, lấy giáo Pháp làm thầy.

Lấy Giáo Pháp nào mà nương ?

Lấy Đẳng Giác Phần 37 Phẩm Trợ Đạo Bodhipakkhiya-dhamma mà nương gồm: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Năm Căn, Năm Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo.

Ta học về giới, học chi phần giới, học tác ý về giới, tạo tác ra nghiệp, mình đã biết giờ mình phải hành.

Thì hành về giới này mình phài Tứ Chánh Cần. Lấy cái gì mà mình hành ? Lấy Tứ Chánh Cần mình hành cái giới này. 

Bất thiện nào chưa từng sinh đừng cho nó sinh. Bất thiện nào đã sinh thì phải diệt trừ nó.

Thiện nào chưa từng sinh phải cho nó sinh, thiện nào đã sinh cho nó tăng trưởng.

Cái đó gọi là tu hành về giới sau khi mình học về giới rồi thì mình sửa thì bắt đầu mình phải hành.

Lấy Pháp gì hành ? Lấy Tứ Chánh Cần, lấy Tứ Như Ý Túc hành, lấy Tứ Niệm Xứ mà hành về giới 

Việt Nam mình dùng từ "cái tánh tà bổn thân" cái bất thiện của mình nằm ở trong người mình nó ngủ ngầm tiềm thùy, mình không có sát sinh nhưng cái kiết sử cái tập khí của mình còn mình có, mà nếu như mình không có Tứ Chánh Cần, không lấy Tứ Niệm Xứ để mà mình có Chánh Niệm, có Tỉnh Giác khi có pháp bất thiện mình diệt, và pháp thiện phải sinh để mình diệt pháp sát sinh thì khó lắm.

Vậy thì muốn học về giới để mà sửa thì phải hành với pháp của Đức Phật Ngài dạy, chứ không lấy pháp nào mà chạy được 

Muốn ngăn ngừa giới sát sinh phải có Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc. Đó là pháp Tu Hành để mà sửa kiết sử của mình, sửa tập khí của mình, sửa triền cái của mình, sửa phiền não của mình bởi Pháp Đức Phật chỉ dạy, đó gọi là Pháp Hành.

Tứ Chánh Cần có 4:

1. Tinh Tấn lánh xa ác pháp đã phát sanh

2. Tinh Tấn ngăn ngừa ác pháp chưa sanh

3. Tinh Tấn phát triển thiện pháp chưa sanh

4. Tinh Tấn tăng trưởng thiện pháp đã sanh

Mình có học và mình sửa.

Qua phần tu hành mình có áp dụng Tứ Chánh Cần không ? Có áp dụng Tứ Niệm Xứ không ? Phải Chánh Niệm Tỉnh Giác, mình nói chuyện phải có niệm không hay là thất niệm, cái đó gọi là tu hành trong đời sống hàng ngày.

Hành Tứ Niệm Xứ: là mình - Sửa thất niệm của mình.

                                            - Sửa cái hay quên của mình.

                                            - Sửa cái phóng dật của mình

Hành Tứ Chánh Cần là mình - Sửa cái lười biếng của mình.

                                            - Sửa cái giải đãi của mình. 

                                            - Sửa cái dễ dui của mình.

Sửa cái lười biếng, sửa cái giải đãi, sửa cái dễ duôi của mình là Hành Tứ Chánh Cần, lúc nào cũng phải nỗ lực siêng năng, cần mẫn. 

Cái này là Hành cái nào là Sửa cái đó. Sửa là Tu. 

Thất niệm, hay quên, lười biếng, giải đãi, dễ dui, là thói quen của mình, là kiết sử của mình, là tập khí của mình.

Đó là Tu Hành .

Còn nếu Tu Học là chỉ sửa cái tri kiến mình thôi chưa có hành, học tới đâu nhớ tới đó, sửa cái tri kiến của mình, cái cố chấp của mình, cái kiến thủ của mình cái chấp nê của mình, mình nhìn thấy nhân quả mình sửa.

Thiền sinh hỏi: Suy nghĩ mà ưa thích (duyệt ý) thì tham sinh khởi. Ly dục mình đoạn trừ cái suy nghĩ ưa thích thì tham diệt. Con người thường đi tìm cái ưa thích chứ không đi tìm cái không ưa thích. 

HT trả lời: Không phải vậy.


 Trong quyển 

MahāPaṭṭhāṇa Đại Phát Thú tập I,  

trang 176 cảnh Thực Tính Duyệt Ý, và Cảnh Tư Duy Duyệt Ý.

Được gọi tên là Cảnh Trưởng và Cảnh sẽ làm được Cảnh Trưởng đây, phải là Cảnh Duyệt Ý, tức là loại Cảnh đáng vui mừng thỏa thích. Và Cảnh Duyệt Ý này còn được phân chia ra làm hai loại nữa là:

Sabhàvaitthàrammana –  Cảnh Thực Tính Duyệt Ý, và

Parikappaitthàrammana – Cảnh Tư Duy Duyệt Ý.

 Cảnh Thực Tính Duyệt Ý: là ý muốn nói đến Cảnh đáng vui thích phổ thông hoặc theo thực tính, tức là những Cảnh Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc tốt đẹp,v.v,

Cảnh Tư Duy Duyệt Ý: là ý muốn nói đến Cảnh đáng vui mừng thích ý chỉ riêng cá nhân, không phải phổ thông, tức là không phải loại Cảnh đáng vui thích một cách thông thường, mà phần đa số người không hẳn vui thích hết, chỉ là loại Cảnh trở thành  nơi đáng vui thích của một hạn lượng người hoặc của chúng sanh, do vậy mới gọi là “Cảnh tư duy duyệt ý”.

Và cả hai Cảnh, Cảnh thực tính duyệt ý và Cảnh tư duy duyệt ý, ngay khi có khả năng làm cho Danh Pháp được sanh khởi theo trạng thái kiên định một cách đặc biệt, như đã được nói đến, cũng được gọi là Cảnh Trưởng Duyên.

------------------------------------------

Câu này những suy nghĩ nào gọi là duyệt ý của mình gọi là "tư duy duyệt ý" mình phải diệt nó. Phải diệt "tư duy duyệt ý" của kiết sử của mình bằng tưởng ly dục Nikkhamma (có nghĩa là ra khỏi). Chứ không phải diệt cái "thực tính duyệt ý"

Còn "thực tính duyệt ý" mình phải tu học. Thực tính duyệt ý là Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. 

Sinh, Lão, Bệnh, Tử là thực tính duyệt ý. Nên khi Bồ Tát ra cửa thành thấy 3 hiện tượng thấy: một người già, một người bệnh, một tử thi, thì Ngài thấy nó là "thực tính duyệt ý", chứ không phải là 'tư duy Ngài duyệt ý". 

Thứ hai nữa Ngài thấy một vị đạo sĩ tu, lúc bấy giờ Ngài mới thấy nó là tư duy duyệt ý của mình.

Ba cái trước là thực tính duyệt ý, vị đạo sĩ tu của mình là tư duy duyệt ý.

Do đó, suy nghĩ mà ưa thích là tư duy duyệt ý.

Khi có tu duy duyệt ý mình phải đoạn trừ. 

Mình chỉ có thực tính duyệt ý phải tu tập.

Sinh, lão, bệnh, tử, vô thường, khổ đau, vô ngã là thực tính duyệt ý.

Còn tư duy duyệt ý là tham, sân, si, mình nuôi dưỡng bằng kiết sử, nuôi dưỡng bởi tập khí, nuôi dưỡng bởi thói quen của mình lâu ngày thì gọi là lậu hoặc.

Do đó, với pháp ly dục Nikkhamma (có nghĩa là ra khỏi), phải diệt cái suy nghĩ đó diệt cái tư duy đó diệt bỏ cái duyệt ý trong tư duy đó.

Thiền sinh hỏi: nếu tư duy duyệt ý thiện

HT trả lời: nó là tư duy bất thiện duyệt ý, đọc trang 174 quyển MahāPaṭṭhāṇa Đại Phát Thú tập I,  trang 176.

Nếu tư duy duyệt ý thiện cũng phải diệt, chỉ có thực tính duyệt ý là không diệt.

Bồ Tát khi thấy vị đạo sĩ, Ngài trở về tìm con đường đi của Ngài, Ngài vô gặp 2 vị đạo sĩ Ngài cũng bỏ đi và Ngài đi qua thực tính duyệt ý.

Nên Đức Phật Ngài mới nói câu: "Y Pháp Bất Y Nhân", ta nương vào Pháp không nương vào người, người tốt, người xấu, người hay, người dở ta không bắt vô, ta chỉ lấy Pháp thôi. Đó là thực tính duyệt ý.

Còn nếu "Y Nhân" là mình theo tư duy duyệt ý, theo cái kiết sử của mình, theo thói quen tập khí của mình.

Mình ghi xuống là mình thấy ra liền, còn mình ngồi nghiệm thì không ra. Do đó, ghi xuống rồi suy nghĩ tư duy duyệt ý là rớt liền, ly dục là phải cắt lấy thực tính chứ không lấy tư duy. Mà thế gian này người ta thích tư duy chứ không thích thực tính, thực tính đánh vô cái bốp choáng váng mặt mày người ta chịu không nổi, người ta không thích, người ta thích cái gì hưởng thụ của họ thôi, cho ngay khi tư duy bất duyệt ý họ vẫn hưởng thụ, họ không buông bỏ.

 Suy nghĩ một cái gì ác mà họ không bỏ, đó là tư duy bất duyệt ý, tại vì họ ở trong cảnh đó, ở trong thói quen đó, trong cái kiết sử đó. Họ suy nghĩ tư duy trong một cái tham mà họ không bỏ, đó là tư duy bất duyệt ý mà đối với họ là tư duy duyệt ý.

Đi về Pháp Học là mình sửa cái tri kiến.

Người ta hỏi: Bạn đang đi đường nào ? Đang tu học hay tu hành ? Và cái nào cũng không có hết thì không được. Do đó, mình nghiệm lại.

Người ta hỏi mình: "Mạ nhân thị giáo nhân" mắng người mình tức là dạy người mình.

Người ta hỏi mình: "bạn đi đường nào, bạn đang tu học hay tu hành" hết hồn liền, mình không biết mình đi đường nào.

Thế thì bữa nay mình biết. Tu học là mình sửa tri kiến, mà tu hành là sửa kiết sử, sửa thói quen của mình, sửa tập khí của mình./.

--------------------------------

quyển MahāPaṭṭhāṇa Đại Phát Thú tập I,  

trang 177. 

Kasmà pana yathà Hetupaccayaniddesa Hetù Hetusampayuttakànanti vuttam, eva evamidha Adhipati Adhipatisampayuttakànanti avattà, Chandàdhipati Chandasampayuttakànanti àdinànena katàti ? Ekaggane abhàvato”- Trong Nhân Duyên xiển minh, Đức Phật có lập ý trình bày là Hetù Hetusampayuttakànam, như thế nào, thì trong Trưởng Duyên xiển minh lại không có lập ý trình bày trong cùng một phương thức như vậy,

Adhipati Adhipatisampayuttakànam, trái lại lập ý trình bày theo từng phần một, như là Chandàdhipati Chandasampayuttakànam,  là như vậy do bởi nguyên nhân nào ?

Giải đáp là sự làm thành Trưởng Duyên của Dục, Cần, Tâm, Thẩm, không có thể cùng chung với nhau trong một sát na.

Như có kiểu mẫu để có thể hiểu biết được, là trong thời Đức Phật còn tại thế, có 4 vị Vô Sinh chứng đạt Pháp Siêu Thế do y chỉ vào bất luận một trong Tứ Trưởng này, thể theo tích truyện được trình bày ở trong Đại Phẩm Tương Ưng Chú Giải (Mahàvaggasam -yuttaatthakathà) như sau:

Tattha Ratthapàlatthero Chandam dhuram katvà lokuttaradhammam nibbatthesi, Sonatthero Viriyam dhuram katvà, Sambhùtatthero Cittam dhuram katvà, àyasmà Mogharàjà Vimamsam dhuram katvàti”–   Trong cả bốn vị Vô Sinh này,thì :

Ngài Trưởng Lão Ratthapàla do y chỉ vào Dục làm thủ yếu, làm trưởng trội, đã làm cho Pháp Siêu Thế được thành tựu.

Ngài Trưởng Lão Sona do y chỉ vào Cần làm thủ yếu, làm trưởng trội, đã làm cho Pháp Siêu Thế được thành tựu.

Ngài Trưởng Lão Sambhùta do y chỉ vào Tâm làm thủ yếu, làm trưởng trội, đã làm cho Pháp Siêu Thế được thành tựu.

Ngài Trưởng Lão Mogharàja do y chỉ vào Tuệ làm thủ yếu, làm trưởng trội, đã làm cho Pháp Siêu Thế được thành tựu.

Chú Giải: Phần giải thích rằng Câu Sanh Trưởng Duyên, là Pháp chủng đồng cùng câu sanh với nhau, là Tâm và Tâm Sở, trong số lượng của những Tâm và Tâm Sở này có bốn loại Pháp làm Trưởng, làm thành Pháp lớn trội hơn Pháp câu sanh liên quan với mình, là:

1. Tâm Sở Dục làm trưởng, gọi là Dục Trưởng,

2. Tâm Sở Cần làm trưởng, gọi là Cần Trưởng,

3. Tâm làm trưởng, gọi là Tâm Trưởng,

4. Tâm Sở Tuệ Quyền làm trưởng, gọi là Thẩm Trưởng.

----------------------------------------

Bốn vị Đại Trưởng Lão:

Ngài Trưởng Lão Ratthapàla

Ngài Trưởng Lão Sona

Ngài Trưởng Lão Sambhùta

Ngài Trưởng Lão Mogharàja

Họ đi theo Pháp Trưởng nào mà đắc đạo quả ?

Sư định hỏi 4 vị Trưởng Lão tu theo pháp trưởng nào mà đắc đạo quả ? Tu với mãnh lực nào mà đắc đạo quả ?

Đầu tiên trả lời là tu với mãnh lực Trưởng Duyên, và từng mỗi vị có một pháp tu riêng 

 Vị Ngài Trưởng Lão Ratthapàla Ngài diệt dục. Là vì sao ? Ngài sinh ra là con một trong trong gia đình bá hộ cuộc sống sung sướng, của cải tiền bạc đầy đủ, cha mẹ thương cưới cho Ratthapàla 3 người vợ, nên Ngài phải tu dục trưởng để diệt dục, tại vì Ngài sinh ra từ môi trường đó.

Ngài Trưởng Lão Sona là một nhạc sĩ với cây đờn 3 giây, Ngài phải tinh tấn mới diệt được. 

Ngài Trưởng Lão Sambhùta tâm của Ngài rộng lớn phải dùng cái tâm để diệt

Ngài Trưởng Lão Mogharàja Ngài dùng tuệ để diệt.

------------------------------------------------

CHI CỦA GIỚI (Aṅga)


Chi của giới, tức là những điều kiện để kết luận một hành động sai phạm mà chỉ là bất tịnh giới hay hư hoại giới. Một hành động sai phạm mà gọi là đứt giới phải hội đủ chi phần; nếu chưa hội đủ chi giới thì chỉ là bất tịnh thôi.

Ở đây không nói riêng biệt chi của ngũ giới và chi của bát quan trai giới, mà chỉ nói chung những điều giới cần phải biết.

* "Giới sát sanh" có 5 chi:

1- Đối tượng bị hại là sinh vật có thức tánh (pāṇa).

2- Kẻ giết biết rõ đối tượng là sinh vật (pāṇa-saññī).

3- Có tâm sát hại (vadhakacitta)

4- Hành động cố sát (upakkamo)

5- Đối tượng bị chết vì sự cố sát ấy (tenama-raṇaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới sát sanh.

* "Giới trộm cắp" có 5 chi:

1- Vật bị lấy là vật có chủ bảo quản (paraparig-gahitaṃ).

2- Kẻ lấy biết rõ là vật có chủ (paraparigga-hitasaññī)

3- Có tâm trộm cắp (theyyacittaṃ)

4- Cố sức lấy trộm (upakkamo)

5- Vật đã bị đem đi khỏi chỗ do sự trộm ấy (tena haranaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới trộm cắp.

* "Giới tà dâm" trong ngũ giới, có 4 chi:

1- Đối tượng không nên đi đến (agamanīyat-thānaṃ), tức là người không hợp pháp cho quan hệ tình dục.

2- Có tâm muốn hưởng dục với người ấy (tasmiṃ sevanācittaṃ)

3- Cố gắng hành động (upakkamo)

4- Đã hành động tình dục (maggena maggappa-ṭipādanaṃ)

Hội đủ bốn chi này gọi là phạm giới tà dâm.

* "Giới hành dâm" trong bát quan trai giới, có 4 chi:

1- Có lỗ khiếu để hành dâm (bhedanavatthu), tức là trong thân có 3 khiếu, tính theo hạng người tổng cộng có 30 khiếu.

2- Có tâm muốn hướng dục (sevanācittaṃ)

3- Cố gắng hành động theo ý muốn (tajjovā-yāmo)

4- Đã hành động tình dục (maggena maggappa-ṭipādanaṃ), là đã làm cho khiếu chạm khiếu.

Hội đủ 4 chi ấy gọi là phạm giới hành dâm.

* "Giới nói dối" có 4 chi:

1- Chuyện không thật (atathaṃvatthu) tức là chuyện có nói không, chuyện không nói có.

2- Có tâm muốn nói sai (visaṃvādanacittaṃ)

3- Cố gắng nói sai (tajjo vāyāmo)

4- Người nghe đã tin chắc lời nói đó (parassa tadatthavijānānaṃ)

Hội đủ 4 chi này gọi là phạm giới nói dối.

* "Giới uống rượu" có 4 chi ":

1- Thức uống là chất say (majjanīyavatthu), tức là nước uống có nồng độ

2- Có tâm muốn uống (Pātukamyatācittaṃ)

3- Cố sức uống chất say ấy (tajjo vāyamo)

4- Đã uống nước say ấy (tassa pānaṃ), tức là dù một giọt rượu nuốt khỏi cổ cũng gọi là uống rượu.

Hội đủ 4 chi này gọi là phạm giới uống rượu.

* "Giới ăn phi thời" trong bát quan trai giới, có 3 chi:

1- Phi thời (vikāla), tức là thời gian từ đứng bóng ngày hôm nay cho đến hừng đông ngày hôm sau.

2- Vật thực tác thời (yāvakālika), tức là thức ăn mà chỉ được phép ăn buổi sáng, như các loại trái và mễ cốc, cơm bánh v.v...

3- Đã nuốt khỏi cổ (ajjhoharanaṃ)

Hội đủ 3 chi này gọi là phạm giới ăn phi thời

* "Giới thưởng thức" trong bát quan trai giới gồm hai sự việc: thưởng thức nghệ thuật và thưởng thức mỹ thuật.

Giới thưởng thức nghệ thuật, có ba chi:

1- Điệu múa, bài hát v.v... (naccagītādi)

2- Có tâm muốn thực hiện (kattukamyatācittaṃ), tức là có ý muốn trình diễn hay xem trình diễn.

3- Đã dự nghe hoặc xem (sutadassanatthāya gamanaṃ)


Giới thưởng thức mỹ thuật, có ba chi:

1- Là vật thực trang điểm như vòng hoa v.v... (mālādi)

2- Ưa muốn trang điểm (dhāraṇachandatā), tức là ý thích muốn đeo đồ trang sức, hay thoa xức hương liệu mỹ phẩm.

3- Đã trang điểm (tassa dhāraṇaṃ) tức là đã thực hiện hành động làm đẹp.

Giới thứ bảy của bát quan trai, khi hành động có đủ 3 chi của một trong hai sự việc thì gọi là phạm giới.

* "Giới dùng sàng tọa", có 3 chi:

1- Chỗ nằm ngồi cao và rộng (uccāsayanamahāsayanaṃ), gọi là chỗ cao tức là cao quá 5 tấc tây; gọi là rộng tức là nơi có diện tích mà có thể các vũ nữ đứng tại đấy múa được; hoặc là chỗ nằm ngồi có chạm trổ trang hoàng sang trọng.

2- Có tâm muốn sử dụng (paribhogacittaṃ)

3- Đã sử dụng (paribhogakaraṇaṃ) tức là đã nằm hoặc ngồi trên chỗ ấy.

Hội đủ 3 chi này gọi là phạm giới dùng sàng tọa.

Nếu sai phạm điều giới nào nhưng chưa hội đủ chi của giới thì chưa gọi là hoại giới mà chỉ là bất tịnh.


No comments:

Post a Comment